Bài viết mới nhất
VI BẰNG GIAO NHẬN TIỀN
27/09/19 04:09:11 Lượt xem: 3371
Vi bằng giao nhận tiền là văn bản do Thừa phát lại lập, ghi nhận sự kiện, hành vi các bên giao, nhận tiền được dùng làm chứng cứ trong xét xử và trong các quan hệ pháp lý khác. Bạn muốn bảo vệ mình khi giao dịch liên quan đến giao nhận tiền, hãy yêu cầu Thừa phát lại chứng kiến, ghi nhận, lập vi bằng về việc giao nhận tiền.
VI BẰNG GIAO NHẬN TIỀN
Trong cuộc sống chúng ta thường thực hiện việc giao cho người khác, hay nhận từ người khác một số tiền lớn để thực hiện 1 nghĩa vụ trong quan hệ pháp lý (chuyển nhượng nhà-đất/mua bán căn hộ; mua tài sản; vay mượn tiền; chia di sản thừa kế; chia tài sản chung; góp vốn hợp tác đầu tư…) và không muốn có tranh chấp pháp lý liên quan. Ví dụ: Có hay không việc giao nhận tiền, số tiền giao nhận là bao nhiêu, mục đích của việc giao nhận. Nếu các bên có thể tự xác lập các văn bản thể hiện việc giao nhận tiền, tự ký kết và nhờ người thứ 3 làm chứng thì phương thức này tiềm ẩn 1 số rủi ro nếu vụ việc phát sinh tranh chấp như: Người làm chứng chết, mất tích hoặc mất năng lực hành vi dân sự, hạn chế năng lực hành vi dân sự; Văn bản thể hiện việc giao nhận tiền mất, thất lạc hoặc hư hỏng. Vi bằng giao nhận tiền là văn bản do Thừa phát lại lập, ghi nhận sự kiện, hành vi các bên giao, nhận tiền được dùng làm chứng cứ trong xét xử và trong các quan hệ pháp lý khác. Khi yêu cầu Thừa phát lại lập vi bằng ghi nhận các bên giao nhận tiền, lợi ích của vi bằng sẽ mang lại cho bạn sự an toàn pháp lý bởi:
– Người giao nhận tiền không thể chối cãi rằng chữ ký, nét chữ không phải của mình bởi vì Thừa phát lại đã kiểm tra giấy tờ tùy thân của các bên và có hình ảnh sự kiện, hành vi các bên giao nhận tiền kèm theo vi bằng.
– Người giao tiền cũng không phải lo lắng khi Thừa phát lại đã lập vi bằng, chứng kiến cho mình mà sau đó bị chết, mất tích hoặc mất năng lực hành vi dân sự, hạn chế năng lực hành vi dân sự bởi kể từ thời điểm vi bằng được xác lâp, được Thừa phát lại đăng ký tại Sở Tư pháp thì vi bằng đã có giá trị chứng cứ mà không cần phải chứng minh, vi bằng không quy định thời hiệu. Người dân chỉ cần xuất trình vi bằng cho Tòa án để Tòa án làm căn cứ giải quyết vụ việc cho mình mà không cần phải mời Thừa phát lại lên để đối chất.
– Bạn cũng không phải lo lắng vì văn bản thể hiện việc giao nhận tiền bị mất, thất lạc hoặc hư hỏng bởi Vi bằng do Thừa phát lại lập có đính kèm văn bản/Biên bản giao nhận tiền nêu rõ số lượng tiền được giao, mục đích giao nhận tiền, bên giao, bên nhận. Vi bằng được lập thành 3 bản, 1 bản lưu trữ tại Văn phòng Thừa phát lại, 1 bản giao cho người người yêu cầu lập vi bằng, 01 bản gửi Sở Tư pháp để đăng ký tại trong thời hạn 3 ngày kể từ ngày lập. Chế độ lưu trữ Vi bằng được thực hiện theo quy định của pháp luật và lưu trữ vô thời hạn. Trong trường hợp người dân bị mất, thất lạc vi bằng hoặc vi bằng bị hư hỏng thì có thể đến 1 trong 2 cơ quan trên để xin sao y vi bằng.
Vì vậy, bạn muốn bảo vệ mình khi giao dịch liên quan đến giao nhận tiền, hãy yêu cầu Thừa phát lại chứng kiến, ghi nhận, lập vi bằng về việc giao nhận tiền./.
Trong cuộc sống chúng ta thường thực hiện việc giao cho người khác, hay nhận từ người khác một số tiền lớn để thực hiện 1 nghĩa vụ trong quan hệ pháp lý (chuyển nhượng nhà-đất/mua bán căn hộ; mua tài sản; vay mượn tiền; chia di sản thừa kế; chia tài sản chung; góp vốn hợp tác đầu tư…) và không muốn có tranh chấp pháp lý liên quan. Ví dụ: Có hay không việc giao nhận tiền, số tiền giao nhận là bao nhiêu, mục đích của việc giao nhận. Nếu các bên có thể tự xác lập các văn bản thể hiện việc giao nhận tiền, tự ký kết và nhờ người thứ 3 làm chứng thì phương thức này tiềm ẩn 1 số rủi ro nếu vụ việc phát sinh tranh chấp như: Người làm chứng chết, mất tích hoặc mất năng lực hành vi dân sự, hạn chế năng lực hành vi dân sự; Văn bản thể hiện việc giao nhận tiền mất, thất lạc hoặc hư hỏng. Vi bằng giao nhận tiền là văn bản do Thừa phát lại lập, ghi nhận sự kiện, hành vi các bên giao, nhận tiền được dùng làm chứng cứ trong xét xử và trong các quan hệ pháp lý khác. Khi yêu cầu Thừa phát lại lập vi bằng ghi nhận các bên giao nhận tiền, lợi ích của vi bằng sẽ mang lại cho bạn sự an toàn pháp lý bởi:
– Người giao nhận tiền không thể chối cãi rằng chữ ký, nét chữ không phải của mình bởi vì Thừa phát lại đã kiểm tra giấy tờ tùy thân của các bên và có hình ảnh sự kiện, hành vi các bên giao nhận tiền kèm theo vi bằng.
– Người giao tiền cũng không phải lo lắng khi Thừa phát lại đã lập vi bằng, chứng kiến cho mình mà sau đó bị chết, mất tích hoặc mất năng lực hành vi dân sự, hạn chế năng lực hành vi dân sự bởi kể từ thời điểm vi bằng được xác lâp, được Thừa phát lại đăng ký tại Sở Tư pháp thì vi bằng đã có giá trị chứng cứ mà không cần phải chứng minh, vi bằng không quy định thời hiệu. Người dân chỉ cần xuất trình vi bằng cho Tòa án để Tòa án làm căn cứ giải quyết vụ việc cho mình mà không cần phải mời Thừa phát lại lên để đối chất.
– Bạn cũng không phải lo lắng vì văn bản thể hiện việc giao nhận tiền bị mất, thất lạc hoặc hư hỏng bởi Vi bằng do Thừa phát lại lập có đính kèm văn bản/Biên bản giao nhận tiền nêu rõ số lượng tiền được giao, mục đích giao nhận tiền, bên giao, bên nhận. Vi bằng được lập thành 3 bản, 1 bản lưu trữ tại Văn phòng Thừa phát lại, 1 bản giao cho người người yêu cầu lập vi bằng, 01 bản gửi Sở Tư pháp để đăng ký tại trong thời hạn 3 ngày kể từ ngày lập. Chế độ lưu trữ Vi bằng được thực hiện theo quy định của pháp luật và lưu trữ vô thời hạn. Trong trường hợp người dân bị mất, thất lạc vi bằng hoặc vi bằng bị hư hỏng thì có thể đến 1 trong 2 cơ quan trên để xin sao y vi bằng.
Vì vậy, bạn muốn bảo vệ mình khi giao dịch liên quan đến giao nhận tiền, hãy yêu cầu Thừa phát lại chứng kiến, ghi nhận, lập vi bằng về việc giao nhận tiền./.
- Đăng nhập để bình luận
- 3371 reads
Tin liên quan
Quy định mới về bỏ sổ hộ khẩu, sổ tạm trú giấy từ ngày 1/1/2023
- Nghị định số 104/2022/NĐ-CP mới ban hành bỏ quy định về việc nộp, xuất trình sổ hộ khẩu, sổ tạm trú giấy khi thực hiện thủ tục hành chính ở nhiều lĩnh vực như: bảo hiểm y tế, tạo việc làm, giáo dục, y tế, đất đai, thuế, nhà ở, nhà ở xã hội, điện lực, nuôi con nuôi… Quy định có hiệu lực từ ngày 1/1/2023.
Quán triệt và thực hiện Thông tư 05/2020/TT-BTP của Bộ trưởng Bộ Tư pháp Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Nghị định số 08/2020/NĐ-CP của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại
Ngày 28/8/2020, Bộ Tư pháp đã ban hành Thông tư số 05/2020/TT-BTP Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Nghị định số 08/2020/NĐ-CP ngày 08 tháng 01 năm 2020 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại.
VI BẰNG GIAO THÔNG BÁO
Trong một số trường hợp giao dich dân sự, pháp luật quy định các chủ thể phải báo, thông báo trước cho bên kia biết về một sự việc, một hành vi pháp lý mà chủ thể đó sẽ thực hiện ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của họ.
VI BẰNG – GHI NHẬN THỎA THUẬN PHÂN CHIA TÀI SẢN CỦA VỢ CHỒNG KHI LY HÔN
Trong quá trình chung sống, ông A và bà N đã tạo lập được nhiều tài sản chung bao gồm nhà, đất, cổ phần, ….. Đồng thời, hai ông bà cũng đang vay một số tiền khá lớn tại Ngân hàng. Cả ông A và bà N đều muốn chấm dứt quan hệ hôn nhân và đồng ý thỏa thuận phân chia rõ ràng quyền sở hữu tài sản trong quá trình thực hiện thủ tục ly hôn.
VĂN PHÒNG THỪA PHÁT LẠI ĐÔNG ĐÔ
Địa chỉ: Số 101, Ngụy Như Kon Tum, Nhân Chính, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại: (0243) 558 9999
Hotline: 0989 929 929
Giám đốc Điều hành: 0908 99 88 99
Email: tuvan@thuaphatlaidongdo.com
Điện thoại: (0243) 558 9999
Hotline: 0989 929 929
Giám đốc Điều hành: 0908 99 88 99
Email: tuvan@thuaphatlaidongdo.com
- 13 reads
Copyright © thuaphatlaidongdo
Thiết kế bởi VINNO
- 2 reads